High Quality Rolex Replica
  • cau-the-huc-ho-hoan-kiem-hanoi.png
  • den-phu-dong-soc-son-ha-noi.png
  • den-tran-quoc-ha-noi.png
  • van-mieu-quoc-tu-giam-ha-noi.png

Tìm kiếm Địa điểm và Dịch vụ tiếp cận NKT

Search

Du lịch còn đóng với người khuyết tật

Cơ sở lưu trú thiếu đường xe lăn, khách sạn thiếu phòng ngủ và nhà vệ sinh phù hợp, nhà hàng, điểm tham quan du lịch không có dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp… Những khách hàng có hạn chế về thể chất, như người già, trẻ em, đặc biệt là người khuyết tật (NKT) dường như đang bị “bỏ rơi” bởi các dịch vụ du lịch trong nước.

Công trình tiếp cận, tìm đỏ mắt mới thấy!

Chuyến đi du lịch tới Đà Lạt gần đây là kỷ niệm khó quên đối với các thành viên nhóm Vì tương lai tươi sáng (Hội Người khuyết tật Hà Nội). Sau khi tham khảo kỹ thông tin trên mạng, qua bạn bè, trưởng nhóm Trịnh Thị Thu Thủy đã chọn đặt phòng tại một khách sạn khá đắt tiền gần khu trung tâm. Tuy nhiên, khi đến nơi, cả nhóm “ngã ngửa” vì để vào khách sạn phải vượt qua một con dốc khá cao, trong khi nhiều thành viên trong nhóm phần lớn ngồi xe lăn, hoặc khiếm thị, di chuyển rất khó khăn.

Và khi nhìn thấy cả chục bậc thang vào nhà trước khi vào thang máy, cả nhóm đành quyết định đổi nơi ở. Sau cả một ngày tìm kiếm tưởng như tuyệt vọng, chị Thủy may mắn đã tìm được một cơ sở lưu trú nhỏ, đường lên không dốc, cũng không có các bậc thềm cao thách thức, thang máy cùng phòng ốc rất rộng rãi, phòng vệ sinh đủ không gian cho NKT quay xe lăn và hệ thống âm thanh cho người khiếm thị. Hỏi ra, mới biết, chủ cơ sở lưu trú này đã từng du học tại Singapore, nên tự quyết định thiết kế cơ sở lưu trú của mình theo “chuẩn” nơi chị từng đi du học.

Chị Trần Thị Diệp (Hà Nội) cũng ngao ngán khi nhắc tới kỳ nghỉ hè của mình tại một cơ sở lưu trú có tiếng được xếp khá nhiều “sao” ở Thanh Hóa. Cả nhà hơn chục người đi tham quan cùng nhau, nhưng bữa tối chị lại phải ăn một mình ở tầng một. Lý do đơn giản là vì phòng ăn ở tầng hai, lại chỉ có thang bộ. Trong đoàn toàn người lớn tuổi, khách sạn lại không đủ người để khiêng xe lăn qua mười mấy bậc thềm, nhân viên lễ tân đành mang đồ ăn xuống cho chị. Không chỉ riêng chị Diệp, nhiều NKT mỗi khi ra khỏi nhà, thường ngán ngẩm với những dịch vụ, những công trình “đẹp nhưng không thân thiện”, kiểu như sảnh khách sạn cao nhưng lại cấp có bậc thềm quá cao, đường dốc cho xe lăn quá hẹp, hoặc quá dốc, hoặc bị chiếm dụng thành nơi chứa đồ, cửa vào nhà vệ sinh bé hơn 60 cm, xe lăn không thể vào…

Hiện nay, tiếp cận không chỉ là nhu cầu của riêng NKT, mà là nhu cầu chung của những người có hạn chế về mặt thể chất, như người già, trẻ em, phụ nữ có thai… để bất kỳ ai, kể cả những hạn chế về thể chất, khuyết tật hay tuổi tác của họ, đều có thể tiếp cận các địa điểm và dịch vụ công cộng lẫn các dịch vụ tư. Luật NKT năm 2010 đã quy định rõ ràng, chi tiết nhưng nhiều khu du lịch, các cơ sở lưu trú, địa điểm tham quan có các hạng mục hỗ trợ khách hàng là người già, người khuyết tật vẫn đếm trên đầu ngón tay.

Chờ những đổi thay

Từ cuối năm 2016, chị Trịnh Thị Thu Thủy cùng nhóm bạn triển khai dự án thúc đẩy du lịch tiếp cận cho NKT ở Việt Nam thực hiện bằng tài trợ của Quỹ Abilis (Phần Lan). Từ năm 2007, trang web http://dulichtiepcan.com ra mắt, suốt ba năm qua, đều đặn chia sẻ những thông tin về các điểm tham quan, nhà hàng, mua sắm tại một số thành phố du lịch của Việt Nam, mức độ tiếp cận các công trình này với NKT, đồng thời trang bị những kiến thức, cơ sở pháp lý để NKT chủ động chuẩn bị cho những chuyến đi.

Suốt ba năm thực hiện dự án, kết luận của chị Thủy qua rất nhiều chuyến khảo sát ở Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Bình, Cần Thơ vẫn là cái lắc đầu ngán ngẩm “rất thiếu các công trình tiếp cận”! Có lần, cả ngày đi hàng chục nhà hàng, qua hàng chục cơ sở lưu trú, điểm du lịch, tìm đỏ mắt, vẫn không thấy bóng dáng một công trình tiếp cận nào. Có những địa điểm thì có công trình, nhưng chỉ “tiếp cận một phần”, theo tiêu chí đánh giá mà nhóm khảo sát xây dựng dựa trên việc tham khảo kỹ Luật NKT, Quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng các công trình xây dựng…

Mỗi lần khảo sát ở địa điểm nào, nhóm khảo sát đều gửi một bản kiến nghị cho chủ công trình, phản ánh về mức độ tiếp cận dành cho NKT, với mong muốn thay đổi theo hướng “thân thiện hơn với NKT”. Kết quả là một số cơ sở lưu trú đã làm đường xe lăn, phòng ngủ và nhà vệ sinh riêng cho NKT, một số sân bay lớn cũng đã có các tiện nghi giúp NKT có thể tiếp cận được. Một số khu nghỉ dưỡng đã quan tâm theo hướng có khả năng phục vụ người già và NKT. Một số công ty du lịch bước đầu phục vụ một số đoàn khách du lịch là NKT. Nhưng theo đánh giá chung của nhóm khảo sát, những thay đổi là chưa nhiều. Hoặc là chỉ làm cho có.

“Không thể cứ chờ đợi sự chủ động từ các cơ sở kinh doanh, lưu trú, các cơ quan quản lý xây dựng cần đẩy mạnh thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, để NKT được hưởng quyền lợi chính đáng theo quy định pháp luật,” chị Thủy nhấn mạnh!

Bài: HẢI VÂN

https://nhandan.vn/baothoinay-xahoi-vande/du-lich-con-dong-voi-nguoi-khuyet-tat-379659

Tags:

123movies